5/5 - (1 bình chọn)

Sắm sửa trang hoàng nhà thờ, bàn thờ không thiếu một thứ gì cần dùng lúc cúng lễ, cũng chưa đủ, còn phải có hoành phi câu đối vừa có tác dụng trang trí vừa biểu lộ hiệu đính, tôn chỉ,là thông điệp, là tâm tư đối với tiền nhân và xây dựng gia thế, gia phong cho con cháu về sau, qua những hàng chữ viết lên giấy hay khắc vào gỗ .

Gia đình Khá giả thì sơn son thếp vàng, bạc lộng lẫy để thờ mãi mãi, Nghèo túng thì cũng cố gắng có một bức hoành phi câu đối bằng gỗ rồi khắc chữ lên hoặc thường dùng những tấm cót, nẹp vào rồi dán những tấm giấy đỏ bức đại tự câu đối. Trong lối xóm có ông đồ ông khóa, thì mua giấy hồng điều về xin chữ ông . 

 Hầu hết  là nhưng câu ca tụng công ơn tổ tông, trồng cây đức đắp nền nhân, để con cháu được hưởng, cố trí phát huy vẻ vang và nối dõi muôn đời Những bước hoành phi câu đối  trong nhiều nhà  thường thấy viết những chữ:

Hoành phi, đại tự:

Đức lưu quang ( Đức dày trở nên rực rỡ) Trích trong Kinh Dịch: Đức Hậu Giả Lưu Quang Đức duy hinh ( đức dày ắt có tiếng thơm) Ẩm hà tư nguyên ( uống nước nhớ nguồn) 

Câu đối, đối liễn thì đại để những câu như sau: Tổ công tông đức thiên niên thịnh, Tử hiếu tôn hiền vạn đại xương. (Công đức của tổ tiên ngàn năm thịnh, Con hiếu cháu hiền muôn đời tốt đẹp) Sơn cao mạc trang sinh thành đức,Hải khoát nan thù cúc dục ân. ( núi cao khó ví với đức sinh thành. bể rộng không bì với ơn bồng bế bế nuôi nấng) Tố tích bồi cơ, công đẳng sơn cao thiên cổ ngưỡngVu kim diễn phái, trạch đồng hải tuấn ứu niên tư. ( Nhớ xư bồi đắp nền tảng, công đọ non cao, ngửa mặt trông muôn thủa; Đến nay nảy nở dòng giống, ơn tày bể rộng, nhuần thấm ngàn năm).

Những câu ấy đều hay cả, thờ cha mẹ , ông bà tổ tiên thì tưởng khó mà nói ra hơn được ý nghĩa diễn tả. Nhưng hiềm vì nhiều nhà ở khắp nơi đều trưng bày những câu có ý nghĩa như vậy, thành ra nhàm đối với người biết chữ, và nhạt nhẽo “vô vị” đối với người hay chữ như các khoa bảng.

Những câu như vậy nhà nào trưng thờ cũng được, bị coi như văn thông thường không có nhiều ý tình, vị nghĩa và điển cố. Cho nên nếu khách vào nhà trông lên bàn thờ gia tiên, có thể biết được tình trạng kinh tế nhà ấy, thì trông nên Hoành Phi Câu Đối có thể biết được gia thế hay trình độ văn hóa nhà ấy.

Tuy vậy, người làm ruộng ở thôn quê cũng như người buôn bán ở tỉnh thành, chỉ biết chăm lo làm ăn, do tâm thành mà sắm sửa trang hoàng ban thờ, cũng hoành phi câu đối, nên mấy khi đã có thời gian để tìm hiểu kỹ về văn hay chữ tốt, mà dù có hiểu biết đôi chút thì cũng khó bề tìm cho ra nếu chẳng muốn nói là không thể được.

Nhiều người trọc phú chẳng thiếu gì vàng son để sơn thếp hoành phi câu đối thờ , mà không thể nào xin được chữ, mà dùng những câu sáo ngữ . Vì vậy nên nhờ các thầy đồ “chân tài thực học” để xin chữ sao cho có ý tình vị nghĩa hợp với gia thế, gia cảnh nhà mình. 

Thời nho học thịnh, các nhà khoa giáp thường kiêu hãnh làm được những Hoành phi câu đối văn hay ý lạ thờ ở nhà, hoặc vị tình vị nghĩa cho người đến xin. Trái với những chữ hoành, những câu đối thông thường như đã kể trên, có nhiều câu đối nhà thờ, người biết chữ đọc và hiểu ngay công nghiệp gia thế người xưa.

Ví dụ khách có qua làng Nhị Khê (tỉnh Hà Đông) nay thuộc huyện Thường Tín, trông thấy một ngôi nhà thờ họ, nhìn lên bức hoành phi bốn chữ:  Khai quốc nguyên huân (khai quốc công đầu) Với câu đối liên: Công tề Lam nhạc thiên phong trĩ, Khánh cộng Tô giang nhất đái lưu. (Công nghiệp sánh bằng núi Lam ngàn ngọn cao thẳng, Phúc trạch cùng với sông Tô một dải chảy dài.) Thì có thể biết ngay là nhà thờ Ức Trai tướng công họ Nguyễn, Không cần phải hỏi ai.

Vào nhà người thấy bức hoành thờ: Cố quôc kiều mộc (cây cao của nước cũ) Dù chưa quên biết bao giờ cũng hiểu ngay là thế gia vọng tộc về triều đại trước. Thấy bốn chữ  Hưu hữu liệt quang (vui có công nghiệp sáng rực ) thì biết ngay tiền nhân có võ công oanh liệt. Không phai văn bã mía thì không phải nhà nào trưng thờ cũng được.

Lê Ngô Cát ( 1827- 1876) người tỉnh Hà Đông, đậu cử nhân thứ ba năm 21 tuổi, nguyên ám sát Cao Bằng và là một soạn giả sách Đại Nam quốc sử diễn ca, sau khi sửa sang từ đường nơi quê nhà, đã viết nên đôi câu đối liên để thờ: Ca tụng ư tư, bốc chúc quả thành tiên tổ chí, Chưng thường hữu sở, triêu nhân tòng ký đaih phu gia. (Ca hát ở đây , hộp mặt ở đây, gây dựng thỏa lòng tiên tổ; Thu tế có sở, đông tế có sở, đong tế sơ, phụng thờ nay teo nối đại phu. )

Câu đối này không nói công ơn như núi cao bể sâu, (coi như sự dĩ nhiên) mà chỉ nói lúc vui buồn con cháu sum họp, việc thờ cúng tuần tiết chẳng đơn sai, và nói cái ý dựng nhà thờ là việc trọng đại, tiên tổ cũng hằng mong nghĩ. Lại như câu: Thúy lĩnh đức cơ, môn hộ lễ thi bằng cựu ấm,    An giang nhân mạch, đình giai chi ngọc nhạ tân hương. ( Núi Thúy là nền đức, nhà thi lễ được nhờ ơn trạch xưa để lại; Sông An là nguồn nhân, trước thềm con em tài giỏi nức tiếng thơm.) Thì rõ là đất Ninh Bình, ở tỉnh khác không viết câu này thờ gia tiên được.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

%d