Bài vị thờ gia tiên là thứ đồ rất quan trọng để thờ cúng tổ tiên trong mỗi gia đình. Bài vị không đơn thuần chỉ là dùng để bày trí mà là đồ tế khí mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người Việt.
Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu tấm bài vị gỗ mang lại ý nghĩa gì trong thờ cúng tổ tiên trong các gia đình và cách lập thờ như thế nào cho đúng? Vậy quý vị hãy cùng Mỹ Nghệ Sơn Đồng tìm hiểu về tấm thẻ này nhé !

Tìm hiểu bài vị thờ gia tiên là gì & ý nghĩa trong thờ cúng
Quý khách thân mến! Quý khách có đồng ý với chúng tôi rằng, bài vị gia tiên không chỉ để trang trí trên bàn thờ. Mà chúng ta cần hiểu rõ từng tấm thẻ bài đó như thế nào và ý nghĩa gì với người đã khuất, cũng như đối với hậu thế.
Đây cũng là lý do mà chúng ta cần tìm hiểu, để thực hiện nghi lễ thờ cúng cho thật đúng.
Bài vị thờ gia tiên là gì?
Bài vị thờ gia tiên (còn gọi: “Thần chủ hay Linh vị”) là tấm thẻ bài thờ tổ tiên, ông bà và người đã mất (hạc giá quy tiên) của mỗi nhà. Tấm thẻ này làm bằng gỗ được chạm khắc rồi sau đó được phủ bởi những lớp sơn. Ở chính giữa tấm thẻ bài thì viết: vai vế, chức tước địa vị, họ tên; hai bên ghi ngày tháng năm sinh, năm tử của người quá cố.
Ngày xưa, bài vị là tiền thân của những khung thờ để di ảnh người mất, đặt trên bàn thờ tổ tiên của các gia đình.
Bài vị mang ý nghĩa gì trong thờ cúng ông bà tổ tiên?
Quan niệm truyền thống của người Việt ta, khi làm bài vị cho người đã mất là để tưởng nhớ và để thờ cúng gia tiên. Linh hồn người mất sẽ hiện diện ở bài vị mỗi khi có tế lễ.
Thờ bài vị tổ tiên, ông bà, …cũng là thể hiện tấm lòng của con cháu đối với tiền nhân. Xưa có câu:
“Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”
(Thờ lúc chết như lúc sống. Thờ khi đã mất cũng như lúc hãy còn).
Hay như câu “Trần sao âm vậy”, để thể hiện lòng hiếu kính của con cháu đến cội nguồn.
Bên cạnh đó, cũng mang tính truyền thừa, giáo dục con cháu nhớ ơn và biết về nguồn gốc của mình từ đâu mà ra.
Ngoài ra, đối với nhà dòng dõi phẩm hàm, khi nhìn lên bài vị thờ gia tiên cũng thấy được công đức và sự nghiệp của ông cha. Con cháu lấy đấy để mà gắng sức noi theo cho xứng với gia phong nề nếp.

8 điều cần lưu ý trong nghi lễ lập cúng bài vị thờ gia tiên
Khi một bài vị được lập và đặt trên bàn thờ gia tiên đều theo những quy tắc rất rõ ràng, để đúng văn hoá tục lệ thờ cúng. Cụ thể như: nghi lễ lập bài vị, thẻ bài đó thờ ai, chữ viết trên tấm thẻ, nghi lễ cúng giỗ. Đến việc, sắp xếp vị trí đặt các thẻ bài trên bàn thờ ra sao và khi nào thì hoá hoặc chôn bài vị. Cho tới, mẫu hoa văn nào cho phù hợp từng người mất, cũng như loại gỗ nào thích hợp cho việc thờ tự.
Tuy nhiên, mỗi gia cảnh có sự khác nhau, nên nghi lễ lập bài vị thờ tổ tiên có thể thay đổi hoặc phụ thuộc vào điều kiện thực tế của từng nhà. Đây cũng là nét văn hoá mang tính mỹ tục độc đáo của người Việt chúng ta.
Mời quý vị hãy cùng tìm hiểu 8 lưu ý khi lập bài vị thờ gia tiên dưới đây:
Cách lập bài vị thờ tổ tiên trong các gia đình
Theo phong tục cổ truyền, việc lập thờ bài vị thờ gia tiên thì lễ nghi rất đầy đủ. Nghi lễ cụ thể như: làm nhà trạm bên cạnh huyệt, mời người hay chữ đến đề chủ (viết chữ lên bài vị), trước khi chôn cất. Sau đó, để người vai dưới đến phủng chủ, tức là đặt bài vị lên linh xa trước lúc hạ huyệt. Cuối cùng, gia đình mới rước bài vị từ mộ về nhà, để đặt trên bàn thờ cúng tế.
Ngày nay, hầu hết các nhà đều nhờ các cơ sở làm bài vị tư vấn và đặt khắc chữ trên đó luôn. Nhiều gia đình thì xin chữ các thầy cho chữ rồi ghi ra giấy, sau đó, đặt các xưởng làm theo những chữ đã viết.
Khi làm bài vị xong, chủ nhà chọn ngày đẹp hay vào ngày giỗ hoặc trước tết để đặt thẻ bài lên ban thờ tổ tiên. Trước khi làm lễ an vị, thì lấy rượu gừng để bao sái, tức là khai quang bài vị.
Gia đình có điều kiện thì nhờ cậy các sư hay thầy về cúng lễ, khai quang rồi làm lễ yên vị rất long trọng đầy đủ. Còn nhà bận rộn, hay vì nhiều lý do khác mà không tổ chức được, thì thành tâm cúng lễ, mà tự dâng bài vị lên bàn thờ gia tiên.
Những tấm thẻ bài trên bàn thờ tổ tiên thờ ai?
Trên ban thờ của các gia đình từ xưa còn để lại, số lượng thẻ bài của mọi nhà cũng khác nhau, có nhà chỉ thờ 1 đời và có nhà phải thờ đến 4 đời. Do đó, số lượng bài vị thờ gia tiên phụ thuộc vào hoàn cảnh nhà đó phải thờ những ai và từ đời nào xuống. Đây cũng là điều mà quý vị rất cần lưu ý.
Theo quan niệm thờ ngoài Bắc ngày xưa, lập và thờ bài vị gia tiên của mọi nhà, thì theo tục Ngũ đại mai thần chủ (tức là thờ 5 đời, kể từ người chủ cúng, sau đó, mang đi hoá hoặc chôn thần chủ). Dưới đây là 5 đời trong các gia đình còn cúng giỗ theo bài vị:
- Kỵ ông, Kỵ bà
- Cụ ông, Cụ bà
- Ông, Bà
- Bố, Mẹ

Bên cạnh những bài vị chính thờ tổ tiên thì còn những thẻ bài khác thờ những người mất lúc trẻ. Cụ thể như sau:
- Tổ cô (những người con gái chết trẻ).
- Tổ mãnh (những người con trai chết trẻ).
Tuy nhiên, trong trường hợp nhà có nhiều hơn 5 đời và không còn cúng giỗ nữa, gia đình chưa chuyển thờ đến nhà thờ họ hay chi được, thì vẫn làm 1 bài vị thờ gộp tiên tổ (gọi là bài vị hợp tự). Những bài vị đó được thờ cụ thể theo tập tục các miền là:
- Miền Bắc: Đường thượng lịch đại
- Miền Trung: Phụng vị bổn âm đường thượng
- Miền Nam: Cửu huyền thất tổ
Nghi lễ cúng giỗ bài vị tổ tiên
Xưa kia, nghi lễ cúng giỗ bài vị gia tiên rất kính cẩn, mỗi khi có giỗ một vị nào thì rước thần chủ vị ấy đặt trên 1 bàn vuông giữ bàn thờ, sau bát hương. Khi làm lễ xong lại rước thẻ bài đó để vào nguyên vị trí cũ.
Ngày nay, bàn thờ của các nhà thường chỉ có 1 cái hoặc rất nhỏ. Vậy nên, việc rước đặt bài vị tổ tiên đặt ở giữa bàn thờ còn ít nhà làm được, mà chỉ khấn vái theo thần chủ khi đến ngày giỗ của vị nào.
Chữ viết và cách ghi trên bài vị thờ gia tiên
Chữ viết trên bài vị thờ tổ tiên rất cụ thể theo từng cách xưng hô với người chủ cúng. Cách ghi trên bài vị cũng được điều chỉnh thêm bớt chữ để chuẩn với liêm luật thờ cúng, cũng như đảm bảo cấu trúc câu để người đọc dễ khấn. Cụ thể 3 tiêu chí đó như sau:
- Vai vế gọi bằng gì? Ví dụ: bố mẹ, ông bà hay cụ kị
- Liêm luật số chữ theo luật Quỷ Khốc Linh Thính (Nam vào chữ Linh, tổng số chữ chia 4 dư 3; Nữ vào chữ Thính tổng số chữ chia hết cho 4)
- Nội dung bài vị thờ gia tiên chữ sắp xếp theo cấu trúc: Vai vế đến tước vị sau đó là tên (gồm tên húy = tên chính, tên tự, tên hiệu, tên thụy, … nếu có). Sau cùng là chữ 3 chữ “Chi Linh Vị”, cũng có khi ghi “Thần chủ” hoặc “Linh vị”.
- Thượng khoản là góc phía trên bên phải nhìn vào bài vị ghi năm sinh. Hạ khoản là góc bên trái phía dưới nhìn vào ghi năm mất.

Bài vị thờ gia tiên nên viết chữ nho hay viết chữ Việt?
Ngày xưa, ông cha ta học và biết chữ Hán Nôm, vì vậy bài vị gia tiên được viết bằng chữ Hán Nôm là thích hợp. Nhưng hiện nay, chúng ta không còn học chữ Hán mà đang học chữ quốc ngữ, vậy phải viết bài vị theo chữ nào?
Trong thực tế hiện nay, đa số các nhà đều nhờ các sư thầy hay các thầy cúng viết chữ trước khi đặt làm bài vị thờ tổ tiên. Vậy nên, thẻ bài cũng được khắc bằng chữ Hán Nôm, bởi từ sớ cúng cho đến bùa lễ đều viết bằng chữ Hán Nôm.
Bên cạnh đó, có một số gia đình lại nghĩ chọn chữ Việt (Quốc ngữ hiện nay) cho dễ đọc. Với lí do, chữ nghĩa không quan trọng, cốt là ở tấm lòng và con cháu, mà ai cũng đọc được.
Giải pháp hiện nay của Mỹ Nghệ Sơn Đồng giúp quý khách đạt được cả 2 điều này. Phía trước bài vị thờ gia tiên vẫn viết và khắc chữ Nho, nhìn vào thấy vừa sang mà lại đẹp. Phía sau ghi rồi đục chữ Việt nhằm mục đích ai cũng có thể đọc được.
Như vậy, đảm bảo vẻ đẹp, tính tôn nghiêm trong thờ cúng hoặc để đọc và hiểu bài vị này thờ ai thì chỉ cần nhìn vào phía sau.
Vị trí đặt các bài vị trên bàn thờ
Các vị trí đặt bài vị trên bàn thờ gia tiên cũng phụ thuộc vào không gian, cách bày trí và diện tích bàn thờ. Bài vị thờ tổ tiên có thể được đặt trong khám hoặc trên cỗ ngai ỷ, nếu có nhiều bài vị thì được đặt cả hai bên từ trong ra ngoài và được sắp xếp theo vai vế.
Để hiểu cách bài trí bài vị gia tiên trên bàn thờ thì trước hết phải xác định cho đúng phương vị không gian của bàn thờ. Hãy tưởng tượng người được thờ ngồi nhìn hướng ra trước, ta phải xác định phương hướng từ người được thờ, (nghĩa là không phải hướng của tế chủ, của người quan sát bên ngoài).
Hãy xác định trái phải trước sau bài vị gia tiên của người được thờ, từ đó mà suy ra Tả là đông, hữu là tây, trước mặt là nam, sau lưng là bắc. Đông là Thanh long, Tây là Bạch hổ, Nam là Chu tước, bắc là Huyền vũ. Bên tả gọi là chiêu, bên hữu là mục (tục ngữ Việt Nam có câu: Thuận tay chiêu đập niêu không vỡ, đánh vợ không đau, giựt cau không đứt, tay Chiêu = tay trái).
Từ đời hậu Hán về sau Nho giáo coi trọng bên trái, gọi là tôn tả, vì vậy thứ tự sắp đặt theo thứ bậc là 3 – 1- 2 (tính từ quan sát bên ngoài, trong đó 1 ở chính giữa, thờ bài vị tổ tiên cao nhất của gia đình, thứ bậc tiếp theo là 2, ở bên tả, 3 ở bên hữu. Nam tả nữ hữu cũng sắp xếp như vậy NỮ HỮU – NAM TẢ.

Khi nào bài vị không nhất thiết cúng giỗ nữa
Bài vị thờ gia tiên được cúng giỗ và lưu giữ 5 đời theo tục (ngũ đại mai thần chủ) kể cả từ người chủ cúng, đến đời thứ 6 được thiên di vào nhà thờ tộc họ để thờ chung hoặc đem hoá hay mang đi chôn. (Mai ởi đây nghĩa là: “Mai táng”).
Mẫu bài vị để thờ tổ tiên trong các gia đình
Bài vị thờ gia tiên cũng rất khác biệt về mẫu mã đối với các gia đình từ bậc quan tước, thư hương đến gia đình giàu có hay bình dân… Bài vị thờ tổ tiên có từng hình dáng, mẫu mã hoa văn cho thích hợp với hoàn cảnh mỗi nhà. Đây cũng là nét văn hóa đặc biệt trong thờ cúng của người Việt chúng ta.
Ví dụ 1 số mẫu bài vị cơ bản:
- Bài vị Tứ Linh
- Bài vị Tứ Quý
- Bài vị Tứ Quý hóa Tứ Linh
Ngoài ra còn 1 số mẫu bài vị thờ gia tiên đơn giản chạm hoa văn mang hình tượng Tứ Linh. Hoặc 1 số bài vị chỉ có triện gấm, bầu rượu, túi thơ dành cho chủ yếu cho các nhà thư hương và bình dân.
Loại gỗ làm bài vị để thờ tổ tiên
Bài vị từ xưa đến nay vẫn được trân trọng làm bằng gỗ thị, gỗ mít, gỗ vàng tâm vì độ bền, mà lại thơm, gắn liền với ý nghĩa tâm linh như làm tượng Phật, đồ thờ. Vậy nên, những gỗ này rất thích hợp và được trọng dụng trong việc làm bài vị thờ cúng gia tiên.
Ngày nay, đối với các gia đình có điều kiện thì cất công tìm loại gỗ Hương, gỗ Ngọc Am, gỗ Hoàng Đàn làm bài vị thờ sau đó viết và khắc chữ lên bài vị rồi sơn son thếp vàng phần chữ để tạo sự sang trọng riêng.
Đặt làm bài vị ông bà tổ tiên ở đâu tốt nhất?
Khi quý khách muốn đặt làm hoặc mua bài vị thờ gia tiên, cần lựa chọn 1 bài vị đẹp với kĩ thuật tốt, chất lượng cao đúng và tương xứng với người được thờ. Đây là cách tốt nhất, giúp quý khách bày trí gian thờ trở nên trang nghiêm, cũng để tỏ lòng hiếu kính với tổ tiên.
Bởi, nếu mua những bài vị “Hàng chợ” kém chất lượng bày bán sẵn trên thị trường. Quý vị sẽ gặp phải những bài vị không đẹp, gỗ kém và rất khó để có những nội dung chữ đúng dẫn đến việc thờ cúng tổ tiên không được thuận lợi.
Thay vào đó, quý vị hãy gọi điện và đến tận nơi cơ sở chuyên làm bài vị có hiểu biết về phong tục thờ cúng. Mỹ Nghệ Sơn Đồng là đơn vị sản xuất bài vị thờ cúng lâu năm, đã chia sẻ với nhiều gia đình để có được những chiếc bài vị phù hợp nhất.
Tại đây, chúng tôi cung cấp đa dạng các mẫu mã đến những loại gỗ phù hợp với yếu tố tâm linh cho từng hoàn cảnh. Các loại gỗ làm bài vị đều được sử dụng những loại gỗ đặc lõi, không sâu dập, nứt nẻ và được để khô trước khi làm để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Đặc biệt, với sự tư vấn chuyên môn, đảm bảo nội dung chữ viết trên bài vị thờ tổ tiên được chính xác tuyệt đối, từ liêm luật (Quỷ Khốc Linh Thính), cho đến độ chính xác của chữ nho. Hơn hết, chúng tôi sẽ làm rõ các vấn để, giúp quý khách hiểu những bài vị cần viết như thế nào cho đúng nhất.

Địa chỉ chuyên làm bài vị tại Hà Nội
Liên hệ mua hoặc đặt làm bài vị thờ gia tiên theo yêu cầu (từ 7h30 đến 22h từ thứ 2 – Chủ Nhật)
Hotline: 0945.717.289
Nếu quý vị ở Hà Nội có thể đến trực tiếp xưởng để xem sản xuất bài vị tại địa chỉ số 15 Thôn Gạch – Sơn Đồng – Hoài Đức- Hà Nội.
Liên kết google Maps: https://goo.gl/maps/XvkQABUTfdh3ffxQ7
Rất mong các bạn có thêm nhiều thông tin tư vấn về văn hoá thờ cúng bài vị gia tiên và dòng họ