5/5 - (2 bình chọn)
Trước tiên phải biết Thần chủ là gì :
Thần chủ 神 主 ( còn gọi; bài vị) là một hộp gỗ bên trong có một miếng gỗ để viết nội dung về thân thế sự nghiệp , ngày tháng năm sinh năm mất của người đã chết và được đặt tại vị trí trang trọng trên bàn thờ của gia đình hoặc dòng họ để những người đang sống là con cháu của “ Thần Chủ “ thờ cúng , chữ Nho gọi thờ cúng là “ phụng tự “ 奉祀

Nguyên tắc viết thần chủ

Về nguyên tắc , khi cha mẹ mất đi thì người con sẽ tự lập thần chủ( bài vị ) cho cha mẹ hoặc kê khai thông tin với người có chữ để nhờ họ viết thần chủ cho cha mẹ mình , cụ thể là Pháp Sư hay còn gọi là thầy cúng .
Nội dung thần chủ được viết trên hai mặt là mặt ngoài ( phiến diện ) và mặt trong ( nội chủ ) . Mặt ngoài sẽ viết 2 hoặc 3 cột với các nội dung câu văn khác nhau để khi đọc lên sẽ biết thần chủ này của cụ nào và ai là con trai cụ ấy đã viết thần chủ để thờ cha mẹ mình . Khi giỗ sẽ mở hộp ra để thân nhân hành lễ , xong lễ sẽ phong đậy lại ( như ảnh dưới )
Ví dụ : Cụ A người họ Lê chi 1 đời thứ 5
là Lý Trưởng có con trai tên là B thì mặt ngoài
sẽ viết 3 cột như sau :
– MĂT NGOÀI
1- Lê tộc giáp chi thế thứ đệ ngũ
2- Hiển khảo tiền bản xã Lý Trưởng , Lê công phủ quân đệ nhất hàng chi thần chủ
3- Hiếu tử B phụng tự
Sẽ dịch là : đây là thần chủ của cụ họ Lê chi 1 đời thứ 5 trước làm Lý Trưởng , do ông B là con trai ( đời thứ 6 ) lập nên để thờ cúng cha mình
– BÊN TRONG ( lòng chủ )
Cụ A sinh ngày 1 tháng 3 năm Giáp Tuất , mất ngày 7 tháng Giêng năm Đinh Sửu . Cụ hưởng thọ 64 tuổi ta , nội dung sẽ viết làm 3 cột :
1- Sinh ư Giáp Tuất niên tam nguyệt sơ nhất Nhật hưởng linh lục thập tứ tuế
2- ( dòng chính ) Hiển khảo tiền bản xã Lý Trưởng , Lê công huý B hiệu Minh Khiết phủ quân thần chủ ( nếu không đủ chỗ viết thì bỏ hai chữ Hiển khảo đi )
3- Tốt ư Đinh Sửu niên chính nguyệt sơ thất nhật ( nếu biết giờ thì ghi thêm giờ )
Trên đây là cách viết nội dung thần chủ . Tiếp theo sẽ nói về “ Ngũ Đại Mai Thần Chủ “ 五 代 埋 神 主 . Ngũ đại tức là 5 đời được tính từ người đang phụng thờ thần chủ cha mình theo cách gọi từ đời trên xuống : Cao > Tằng > Tổ > Khảo > Thân = 5 đời . Thân 身 chính là người đang sống để thờ 4 người trực hệ đã mất được chép trong thần chủ . Bây giờ sẽ tính từ người bố tức là Phụ 父
1- Hiển khảo đệ nhất hàng ( thần chủ hàng 1 là của bố đẻ )
2- Hiển Tổ khảo đệ nhị hàng ( thần chủ hàng 2
Phía trên , của ông nội )
3- Hiển Tằng tổ khảo đệ Tam hàng ( thần chủ hàng thứ 3 , của Cụ nội )
4- Hiển Cao tằng tổ khảo đệ tứ hàng ( thần chủ cao nhất , của Kỵ nội )

NGŨ ĐẠI MAI THẦN CHỦ LÀ GÌ ?

Khi người đang phụng thờ 4 thần chủ ở trên mất đi thì cụ số 4 sẽ được cất đi để nhường chỗ cho các hàng dưới lên thay thế , ấy gọi là “ Mai thần chủ “ . Mai ở đây là cất dấu ( mai danh ẩn tích ) chứ không phải là “chôn vùi “
như nhiều người lâu nay mơ hồ vẫn nghĩ , Thần chủ này xếp vào trong khám thờ tại gia hoặc rước lên nhà thờ họ và cũng không phải cúng giỗ nữa mà hợp tự cùng gia tộc cúng giỗ chung , đó mới đúng ý nghĩa “ Mai thần chủ “
thần chủ, ngũ đại mai thần chủ
thần chủ, ngũ đại mai thần chủ
Như trên đã phân tích , thần chủ ghi rõ thông tin về người quá cố trong đó nên dù chỉ có vài chục chữ nhưng trên đó là một pho lịch sử , tiểu sử của tiền nhân cho nên nhiều dòng họ mới có đủ căn cứ tư liệu để viết gia phả và lịch sử dòng họ của mình thông qua tư liệu ghi trên thần chủ
Có một điều đặc biệt là : đã có thần chủ thì không cần phải “ bốc bát hương “ và cũng chẳng cần phải viết cốt bát hương riêng nữa .
Toàn bộ các thần chủ trên bàn thờ chung nhau một bát hương gọi là có nơi nơi cắm hương hành lễ chứ nếu mỗi cụ một bát thì để vào đâu ?
Vừa qua tôi có tra dịch thần chủ của cụ tổ 1 người quen . Sau khi tra dịch nội dung đã biết rất nhiều thông tin về cụ . Cụ sinh vào năm Giáp Tuất 1814 đời vua Gia Long , cụ mất vào ngày 7 tháng Giêng năm Đinh Sửu 1877 đời vua Tự Đức , cụ hưởng thọ 64 tuổi ta . Sinh thời cụ khởi nghiệp bằng hai nghề Lương Y và Pháp sư . Cụ mất cách nay 145 năm , nếu là con cháu thất học thờ “ cốt bát hương “ thì thử hỏi ngày nay còn gì để nói ?
Ngày nay do người biết chữ Nho không còn nhiều nên các thầy cúng tự viết không theo quy cách người xưa , thậm chí có người còn viết nhảm nhí không đúng tên huý tên hiệu của thần chủ gia tiên , mỗi khi bốc lại sẽ thất lạc thông tin , vậy là “ tam sao thất bản “ gia tiên lộn sòng tôn ti lẫn lộn sinh ra loạn âm loạn dương rồi lại lễ bái tốn kém kim ngân khốn đốn
gia môn
Liên kết google Maps: https://goo.gl/maps/XvkQABUTfdh3ffxQ7

2 thoughts on “Thần chủ là gì? Ý nghĩa văn hóa thờ thần chủ của người việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

%d